Những đoạn đường ở các quận tại TP. HCM hay bị ngập nước
1. Quận Bình Thạnh
- Đường Nguyễn Hữu Cảnh được cho là “rốn ngập” ở quận Bình Thạnh, nguyên nhân do địa hình trũng cho nên có đoạn ngập sâu đến nửa mét, nước không kịp thoát. Đoạn đường từ chân cầu Sài Gòn đến gần đầu cầu Thủ Thiêm là một trong những đoạn đường nổi tiếng nhất về ngập nước.
- Cùng tình trạng ngập lụt và ùn tắt giao thông sau cơn mưa là nhưng con đường như Nguyễn Xí, Đinh Bộ Lĩnh, Ung Văn Khiêm, Xô Viết Nghệ Tĩnh, D2, Phan Đăng Lưu...
Những con đường bị ngập nước tại TP.HCM |
2. Quận Thủ Đức
- Thủ Đức là một trong những khu vực ngập nặng nề nhất vào mùa mưa. Nước chảy xiết và đôi khi ngập cao đến yên xe máy.
- Đường Võ Văn Ngân là một con đường nguy hiểm khi mưa lớn. Nước chảy rất xiết, cuồn cuộn và có thể cuốn trôi cả xe máy. Đặc biệt là đoạn dốc qua trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức.
- Đường Kha Vạn Cân, Tô Ngọc Vân cũng là những điểm ngập kinh hoàng khi trời mưa. Có khi ngập đến nửa bánh xe, khiến di chuyển khó khăn và giao thông ùn tắc.
- Làn ôtô trên đường Phạm Văn Đồng, đoạn cách cầu Bình Lợi khoảng 200m hướng từ Q.Thủ Đức về Q.Bình Thạnh cũng thường xuyên ngập nặng. Cũng con đường này, làn xe máy khu vực Thủ Đức cũng ngập mỗi khi mưa xuống.
Đoạn Quốc lộ 1 ở Thủ Đức khi mưa lớn cũng không thoát khỏi cảnh "sông nước". Nặng nhất là quãng đường từ trạm vượt cổng 2 đến cổng Đại học Nông Lâm, nước ngập rất cao, và trên đường lưu thông nhiều xe tải lớn, xe container vô cùng nguy hiểm.
3. Quận Bình Tân - Tân Phú
Những cung đường ngập sau mưa liên tục là Lũy Bán Bích, Kinh Dương Vương, Khuông Việt, Hồ Ngọc Lãm, Lê Văn Quới.
Đoạn vòng xoay An Lạc cũng sẽ khiến người đi xe khốn khổ vì nước ngập khi mưa lớn.
4. Quận Gò Vấp
Đường Lê Văn Thọ, Cây Trâm thường bị ngập khi mưa xuống. Bên cạnh đó là các đường khác như Quang Trung, Phan Huy Ích, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Chiêu...
5. Quận 1
- Đường Calmette, đường Cô Giang là những đoạn ngập nặng khi mưa.
- Đường Hồ Hảo Hớn, Nguyễn Thái Bình là những điểm ngập và ùn tắc giao thông tại quận 1.
6. Quận 2 - Quận 3
- Đường Lương Định Của, Nguyễn Duy Trinh sẽ ngập cao khi mưa lớn.
- Đường Kỳ Đồng, Quốc Hương thậm chí "khu nhà giàu" Thảo Điền cũng không thoát khỏi cảnh ngập nước mưa và giao thông ùn tắc.
7. Quận 4 - Quận 5
- Tại quận 4, đường Đoàn Văn Bơ, Hoàng Diệu, Vĩnh Khánh là những điểm ngập nổi tiếng.
- Khu vực Quận 5 có Trần Hưng Đạo, Dương Tử Giang, Đỗ Ngọc Thạnh, Nguyễn Văn Cừ...
8. Quận 6 - Quận 7
Đường An Dương Vương và là một con đường "trứ danh" khi mùa mưa đến. Sau mưa lớn, đường có thể bị ngập nước cao đến yên xe. Những điểm ngập nặng khác là đường Phú Thứ, Văn Thân.
Ngoài An Dương Vương còn có những đường Phan Anh, Bình Tiên, Lê Quang Sung, Mai Xuân Thưởng, Huỳnh Tấn Phát... cũng sẽ ngập khi mưa xuống.
9. Quận 8 - 9 -10 - 11 - 12
Những con đường bị ngập nước trong các quận này bao gồm:
- Đỗ Xuân Hợp, Lê Văn Việt, Quốc lộ 1A
- Đường Trần Nhân Tông, Tân Hóa, Hòa Bình, Hồng Bàng, Tôn Thất Hiệp...
- Đường Nguyễn Văn Quá, Lãnh Binh Thăng, đường 3 Tháng 2 là những đoạn đường ngập nặng
- Đường Tuệ Tĩnh, Nguyễn Chí Thanh, Phan Văn Hớn cũng là những cung đường dễ ngập và ùn tắc trong mùa mưa.
Cách lái xe an toàn khi trời mưa
1. Chạy xe ở làn giữa
Nước chảy chỗ trũng, nên thường tập trung ở mép đường. Xe lội nước bánh dễ và vào chướng ngại vật vì người điều khiển không nhìn rõ mặt đường có những gì. Ngoài ra, xe đi trên đường ướt dễ bị mất lực bám, dẫn đến trượt bánh. Cách tốt nhất là đi chính giữa làn đường bởi đây thường là vị trí ráo nước nhất.
2. Để xe trước dẫn đường
Bánh xe đi trước rẽ nước, giúp bạn dễ quan sát mặt đường. Nếu lộ trình xe đi trước ổn, hãy giữa lái bám theo. Tuy nhiên cũng cần giữ khoảng một khoảng cách an toàn tuy theo vận tốc di chuyển.
3. Không dùng Cruise Control (ga tự động)
Trong những điều kiện thời tiết có thể gây nguy hiểm cho việc lái xe, như khi trời đang mua, bạn nên tự mình kiểm soát vận tốc của chiếc xe.
4. Tránh xa xe bus và xe tải
Những "hung thần" đường phố này thường tạt nước lên kính lái. Trong giây lát bạn có thể bị nước bẩn che khuất tầm nhìn, không kịp xử lý tình huống phía trước.
5. Rà khô phanh
Má phanh ướt sẽ khiến lực ma sát giảm. Nếu bạn vừa lái xe qua một vũng nước sâu, rất có thể má phanh đã bị ướt, hãy làm khô bề mặt tiếp xúc bằng cách nhấn nhẹ chân phanh cho tới khi bạn cảm thấy phanh trở về trạng thái bình thường. Không đạp phanh ngặt. Nếu xe không có ABS, đạp phanh gấp là điều dại dột, bởi nó khiến bánh mất bám, dẫn đến không thể kiểm soát xe.
6. Lắng nghe tiếng mưa
Nghe tiếng mưa trên nóc xe sẽ giúp bạn cảm nhận tốt hơn tình hình thời tiết bên ngoài. Nó cũng là một bản nhạc nhẹ giúp thư giãn. Nếu ở các thành phố lớn như Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh, có thể nghe VOV Giao Thông ở tầng số 91 Mhz để biết tình hình giao thông, thời tiết, nhưng nhớ rằng đừng vặn volume quá lớn.
7. Đeo kính khi đi mưa
Đa số lái xe cho gạt nước chạy nhanh hơn, nhưng vẫn không thấy đường. Trong trường hợp này, bạn nên lấy kính râm ra đeo và bật đèn. Giống như một phép màu, bỗng nhiên bạn nhìn rõ như không có mưa vậy.
Xem thêm tại http://vanphonghanga.net/tin-tuc-van-phong/duong-bi-ngap-nuoc-hcm.html
Xem thêm tại http://vanphonghanga.net/tin-tuc-van-phong/duong-bi-ngap-nuoc-hcm.html
0 Nhận xét
Cảm ơn bạn đã ghé blog văn phòng. Hãy để lại ý kiến của bạn ở đây nhé!